PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Y HỌC SÀI GÒN

⚕️ Mụn Rộp Sinh Dục Có hỗ trợ điều trị Được Không?

Đánh giá 10 / 10 (1lượt đánh giá)
Lượt xem 345

Bệnh mụn rộp sinh dục hay còn được biết đến với tên gọi khác là Herpes sinh dục, là một dạng bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh dục khá phổ biến trong nhóm bệnh xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ của mầm bệnh, từ đó sẽ để lại khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo mọi người nên tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh, để từ đó có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời. Vậy mụn rộp sinh dục là gì? Và mụn rộp sinh dục có hỗ trợ được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết được tổng hợp chi tiết bên dưới.

Bệnh mụn rộp sinh dục là gì?

Bệnh mụn rộp sinh dục, hay còn được gọi là Herpes sinh dục, là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường tình dục do Virus HSV (Herpes Simplex) gây nên. Tình trạng này phổ biến ở cả nam giới lẫn nữ giới. Bằng cách xâm nhập vào cơ thể thông qua các lỗ hổng trên da, hoặc thông qua dịch nhầy, nên khả năng lây nhiễm virus HSV qua đường tình dục là khá cao.

Virus HSV gây bệnh mụn rộp sinh dục được chia làm 2 loại chính, bao gồm HSV 1 và HSV 2. Mỗi trường hợp sẽ có từng dấu hiệu, triệu chứng cụ thể khác nhau. Chẳng hạn:

​   HSV 1: Các triệu chứng gây ra mụn rộp sinh dục chủ yếu phát triển từ vùng eo lên trên, chẳng hạn như mụn rộp sinh dục ở miệng, trên môi, má, cánh tay, ngực…

​   HSV 2: Các triệu chứng gây ra mụn rộp sinh dục thường chủ yếu phát triển từ các bộ phận ở thắt lưng trở xuống, chẳng hạn như mông, vùng kín, chân…

Biểu hiện của mụn rộp sinh dục

​   Mụn rộp sinh dục ở giai đoạn đầu thường sẽ có biểu hiện đặc trưng là đau và ngứa rát. Thông thường, sẽ xảy ra trong khoảng từ 2 - 7 ngày sau khi người bệnh đã bị nhiễm virus HSV.

​   Trong khoảng từ vài giờ đến vài ngày, các nốt mụn nước hoặc các nốt u nhú bắt đầu có xu hướng xuất hiện trên khu vực niêm mạc vùng vùng kín, chẳng hạn như dương vật, bìu ở nam giới, âm đạo, bên trong cổ tử cung ở nữ giới, vùng hậu môn, mông, đùi…

​   Những nốt mụn nước của mụn rộp sinh dục nếu mọc gần nhau và thành chùm, có thể sẽ tiến triển thành những ổ loét. Chính các ổ loét này sẽ gây ra tình trạng ngứa, bỏng rát, kèm theo đó là cảm giác đau nhói khó chịu. Đồng thời, khi các ổ loét bị vỡ nước, sẽ dẫn đến hiện tượng rỉ dịch, hoặc thậm chí là chảy máu.

​   Mụn rộp sinh dục ở nam giới thông thường sẽ có hiện tượng chảy dịch mủ từ lỗ sáo, còn đối với nữ giới là hiện tượng dịch tiết ra từ vùng âm có xu hướng nhiều hơn và kèm theo mùi hôi khó chịu.

​   Vốn dĩ, mụn rộp sinh dục có chu kỳ khá đặc biệt. Bệnh thậm chí có thể tái phát hàng năm, hoặc hàng tháng. Tuy nhiên, đa số các ca bệnh bị bộc phát sẽ không thường xuyên. Vào giai đoạn bộc phát, người bệnh bị nhiễm virus HSV sẽ có biểu hiện tương tự với bệnh cúm thông thường, chẳng hạn như: sốt, nhức đầu, vùng bẹn nổi hạch… Trong giai đoạn tái phát, người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, nổi bạch huyết, đau nhức vùng đầu, chân tay, các cơ, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém hơn bình thường…

Mụn rộp sinh dục có hỗ trợ được không?

Mụn rộp sinh dục có hỗ trợ được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên hiện nay vẫn không có bất kỳ loại thuốc nào có khả năng hỗ trợ các chủng của virus HSV, cũng như bệnh sẽ không có khả năng tự khỏi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời. Khi đó, các phương án hỗ trợ sẽ đóng vai trò khắc phục các triệu chứng của bệnh, cũng như ngăn ngừa khả năng phát triển về sau.

Hiện nay, việc hỗ trợ mụn rộp sinh dục sẽ được thực hiện dựa trên những phương pháp chính như sau:

​   Mụn rộp sinh dục có hỗ trợ được không - hỗ trợ tại chỗ

Thông thường, để hỗ trợ bệnh mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục), Bác sĩ sẽ sử dụng đến dung dịch sát khuẩn như Betadine, kem bôi acyclovir, hoặc milian để tác động trực tiếp lên các nốt mụn nước bắt đầu xuất hiện. Liều lượng và thời gian sử dụng sẽ được thực hiện dựa trên sự chỉ định của Bác sĩ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên nhìn chung, những loại thuốc Herpes sinh dục này sẽ cần phải bôi càng sớm càng tốt và hầu như chỉ phát huy tác dụng đối với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ.

​   Mụn rộp sinh dục có hỗ trợ hỗ trợ được không - hỗ trợ toàn thân

Một số loại thuốc thường được ứng dụng trong việc hỗ trợ toàn thân thường được ứng dụng phổ biến như: các loại thuốc kháng virus như famciclovir, valacyclovir, acyclovir… Tuy nhiên các loại thuốc này sẽ có hỗ trợ ở giai đoạn tiên phát hơn so với các trường hợp tái phát.

​   Thuốc uống Acyclovir 400mg: Thông thường liều lượng sẽ được sử dụng 3 viên/ ngày và chia làm 3 lần uống. 

​   Thuốc uống Acyclovir 200mg: Liều lượng sử dụng thông thường là 5 viên/ ngày, chia làm 5 lần uống.

Người bệnh cần kiên trì sử dụng liên tục trong vòng khoảng từ 7 - 10 ngày. Thuốc sẽ đóng vai trò chính làm giảm đau và giảm mức độ tổn thương trong giai đoạn đầu của bệnh. Đồng thời, thuốc sẽ khiến cho tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh có xu hướng giảm dần đi khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng cần có sự chỉ định và theo dõi của Bác sĩ chuyên khoa. không được tự ý sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào.

​   Thuốc uống Valacyclovir 1g: Sử dụng 2 lần/ ngày và duy trì trong khoảng từ 7 - 10 ngày. Thuốc sẽ đóng vai trò chính là giảm đau và khó chịu do những triệu chứng bệnh gây nên. Đồng thời giúp cho các vết thương được lành lại nhanh chóng hơn.

​   Thuốc uống Famciclovir 250mg: Sử dụng với liều lượng 3 lần/ ngày, duy trì trong khoảng từ 5 - 10 ngày. Thuốc sẽ có tác dụng chính là hỗ trợ tại ổ siêu vi, từ đó giúp cho các tổn thương mau lành hơn và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nhân bị thận cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

BÀI VIẾT XEM THÊM