Bế kinh là một trong những hiện tượng của rối loạn kinh nguyệt, là căn bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Bế kinh gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như tâm lý chị em. Vậy nguyên nhân bế kinh là gì và hỗ trợ bế kinh như thế nào?
Bế kinh là gì? nguyên nhân và cách hỗ trợ bế kinh
Bế kinh là gì?
Bế kinh hay còn được gọi là vô kinh hoặc mất kinh, là một dạng của rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới. Là tình trạng tử cung của phụ nữ trượt xuống hoặc trồi lên khỏi vị trí bình thường của nó khiến cho kinh nguyệt bị biến mất (dù chưa đến tuổi mãn kinh). Thông thường những trường hợp mất kinh từ 3 tháng liên tiếp trở lên được xếp vào loại bế kinh.
Tình trạng bế kinh ở mỗi người thường sẽ khác nhau. Có người thì bị mất kinh trong 3 tháng, có người thì trong 6 tháng hoặc có thể lâu hơn. Trường hợp khác, tình trạng này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến tuổi mãn kinh.
Nguyên nhân gây bế kinh
Thông thường, nguyên nhân bế kinh được chia ra làm 2 nguyên nhân chính: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân nguyên phát:
Bế kinh nguyên phát là do vùng kín ở nữ giới bị dị tật bẩm sinh nên thường chị em rất dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, cơ thể ốm yếu. Một số dị tật bẩm sinh có thể gây nên tình trạng này:
♦ Tử cung nhi hóa: đây là một dạng rối loạn nội tiết tố nữ gây thiếu hụt trầm trọng hoặc không có progesterone và estrogen dẫn đến tử cung không phát triển, cho dù là ở tuổi trưởng thành nhưng vẫn duy trì trạng thái như của một bé gái.
♦ Thiểu năng hoạt động nội tiết của buồng trứng, tuyến giáp và tuyến yên: đây là tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ ở nữ giới.
♦ Không có tử cung: tử cung của chị em bị teo đi, biến mất hoặc chỉ có vết tích một màng mỏng.
Nguyên nhân thứ phát:
Nguyên nhân thứ phát thường phức tạp hơn so với nguyên nhân nguyên phát. Chủ yếu là do các bệnh lý ở vùng kín nữ giới gây ra như nhiễm khuẩn đường sinh dục, khối u tuyến yên, rối loạn chức năng tuyến yên và tuyến giáp, suy giảm chức năng nội tiết buồng trứng, suy giảm tính cảm thụ niêm mạc tử cung,...
Bên cạnh đó, nguyên nhân thứ phát bao gồm cả cấu trúc vùng kín của nữ giới bị biến dạng bất thường. Tình trạng này có thể là do nạo phá thai trước đó và đã hình thành các vết sẹo lồi ở tử cung dẫn đến mất khả năng tích tụ chất dinh dưỡng. Khi ấy, niêm mạc không thể bong tróc và gây ra hiện tượng bế kinh.
Bế kinh có nguy hiểm không?
Tình trạng bế kinh kéo ngày mà không có sự can thiệp hỗ trợ sẽ khiến cho cuộc sống chị em bị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý cũng như khả năng làm mẹ của chị em trong tương lai. Dưới đây là một số tác hại của bế kinh mà chị em cần phải biết:
Viêm nhiễm ổ bụng: Khi máu kinh không được giải thoát khiến máu ứ đọng và lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm ổ bụng.
Buồng trứng bị tổn thương: Bế kinh chỉ xảy ra khi lượng estrogen bị thiếu hụt quá mức khiến cho nội mạc tử cung không thể phát triển bình thường. Từ đó, khiến cho buồng trứng bị thoái hóa và tổn thương trầm trọng.
vùng kín nữ bị teo: bế kinh khiến cho buồng trứng bị suy gây ra hiện tượng rối loạn tình dục, lão hóa sớm hoặc có thể gây ung thư tử cung hoặc các bệnh về tim mạch, vùng kín.
Vô sinh, hiếm muộn: Bế kinh kéo dài khiến cho máu kinh không thể thoát ra ngoài và gây ứ đọng ở tử cung khiến cho tử cung bị căng phồng lên, khiến cho máu huyết bị tràn lên vòi tử cung và bị tàn phá nghiêm trọng, dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Trầm cảm: khi không có kinh nguyệt khiến cho chị em rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng, stress, tự ti,... dẫn đến trầm cảm nặng.