Hiện nay, tỷ lệ nữ giới bị tăng sinh tuyến vú ngày càng ở nên phổ biến, khi không được hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vậy tăng sinh tuyến vú có nguy hiểm không, có cách phòng ngừa căn bệnh này không? Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích về tăng sinh tuyến vú.
Những đối tượng dễ mắc phải tăng sinh tuyến vú
Tăng sinh tuyến vú là một dạng tiền ung thư có ảnh hưởng đến các tế bào trong vú, là một dạng bệnh lý lành tính và không gây ra bất kỳ triệu chứng này cho cơ thể. Bệnh xảy ra là do một tế bào lót biểu mô bề mặt ống tuyến hoặc tiểu thùy tuyến vú tăng sinh. Tăng sản ống tuyến vú có thể là tăng sản ống tuyến điển hình hoặc không điển hình, tùy theo hình thái mô học khi quan sát vi thể.
Tăng sinh tuyến vú được xem là một phần của sự thay đổi tự nhiên theo thời gian của tuyến vú và thường xảy ra ở phụ nữ có độ tuổi từ 35 - 40. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
Ngoài ra, tăng sinh tuyến vú thông thường và không điển hình cũng có thể xảy ra ở nam giới nhưng khá hiếm.
Tăng Sinh Tuyến Vú Có Nguy Hiểm Không?
Tăng sinh tuyến vú có nguy hiểm không phần lớn đều nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía chị em, nhất là những đối tượng đang mắc phải căn bệnh này. Tuy tăng sinh tuyến vú thường được xem là lành tính nhưng chúng cũng có khả năng cao gây nguy hiểm hình thành ung thư vú khi mắc phải tăng sinh tuyến vú không điển hình. Trên thực tế cho thấy, tăng sinh tuyến vú không điển hình có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao cấp 4 lần so với người không bị tăng sinh tuyến vú không điển hình. Mức độ có thể biểu hiện qua từng thời điểm:
5 năm sau chẩn đoán: có tới 7% nữ giới phát triển thành ung thư vú khi mắc phải tăng sinh tuyến vú không điển hình, nói nôm na rằng cứ 100 người sẽ có 7 người mắc phải ung thư vú sau khi được chẩn đoán tăng sinh tuyến vú.
10 năm sau chẩn đoán: chiếm khoảng 13% phụ nữ tăng sản không điển hình phát triển thành ung thư vú.
25 năm sau chẩn đoán: có khoảng 30% người mắc phải ung thư vú do tăng sinh tuyến vú gây ra.
Do đó, để tránh tình trạng tăng sinh tuyến vú gây ra ung thư sau nhiều năm, chị em không nên chủ trong việc bảo vệ và phòng tránh bệnh. Nên đi thăm khám sức khỏe thường xuyên 6 tháng/lần và thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ để giảm nguy hiểm hình thành ung thư vú. Bên cạnh đó, nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt của mình một cách khoa học, lành mạnh nhất để ngăn chặn ung thư vú xảy ra.
Tăng sinh tuyến vú hỗ trợ điều trị như thế nào?
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp:
Tăng sinh tuyến vú thông thường bạn không cần phải hỗ trợ điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên.
Tăng sinh tuyến vú không điển hình, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành làm phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương hoặc làm sinh thiết trọn tổn thương qua hỗ trợ hút chân không thông qua siêu âm hoặc nhũ ảnh.
Bên cạnh đó, có thể bác sĩ sẽ đề nghị chỉ theo dõi, bạn cần phải chụp nhũ ảnh mỗi năm và nên thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng tiến triển của tổn thương như thế nào. Với mục đích theo dõi và phát hiện kịp thời những tổn thương chuyển biến ung thư ở thời điểm sớm nhất, cơ hội chữa lạnh bệnh cao.
Một số việc nên làm khi mắc phải tăng sinh tuyến vú:
Tự theo dõi tuyến vú của người tại nhà, nếu có phát hiện dấu hiệu bất thường hay có sự thay đổi nào nên ghi chép lại và đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Nên đến thăm khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng/lần.
Tầm soát ung thư vú bằng nhũ ảnh mỗi năm
Tầm soát ung thư vú bằng chụp MRI, tùy theo các yếu tố nguy cơ như mô tuyến vú dày hoặc đột biến gen ung thư vú.
Phòng ngừa tăng sinh tuyến vú như thế nào?
Bạn có thể phòng ngừa tăng sinh tuyến vú bằng cách áp dụng các biện pháp dưới đây:
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc để tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe
Không lạm dụng các sản phẩm chứa estrogen trong thời gian dài.
Tự kiểm tra vùng ngực sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 1 tuần để phát hiện có mảng khối, u cục bất thường.
Luôn giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế để bị stress, căng thẳng, lo âu
Chọn áo ngực đúng kích cỡ, không nên mặc quá chật.
Nên đến các cơ sở, địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để kiểm tra sức khỏe đều đặn 6 tháng/lần.
Chụp X-quang tuyến vú hàng năm.